Bearish Là Gì? Xu Hướng Giảm Giá (Bearish)
Thị trường Bearish là nơi giá tài sản sụt giảm và thường khiến tâm lý nhà đầu tư trở nên bi quan. Tuy nhiên giai đoạn giảm giá này cũng có thể mở ra những cơ hội mới. Do đó, việc nắm rõ khái niệm Bearish là gì và cách tận dụng cơ hội trở nên cực kỳ quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về Bearish trong bài viết sau đây nhé.
Bearish là gì?
Bearish là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ tình trạng hoặc xu hướng của thị trường khi giá tài sản có khả năng sụt giảm. Khi một nhà giao dịch hoặc nhà đầu tư thể hiện quan điểm “Bearish”, tức là họ đang cho rằng giá của một tài sản (ví dụ như cổ phiếu, tiền mã hóa,…) hay thị trường chung sẽ giảm trong thời gian tới.
Về cơ bản, khi giá của tài sản trên thị trường giảm hơn 20% so với mức đỉnh gần nhất, đồng thời tình trạng này kéo dài trong một thời gian, thì thị trường được coi là đang trong giai đoạn Bearish, hay còn gọi là giai đoạn suy giảm.
Lúc này, các nhà đầu tư thường khá bi quan và có xu hướng bán ra để thu hồi lợi nhuận hoặc giảm thiểu rủi ro. Hậu quả là giả của tài sản lại ngày càng giảm thêm.
Sở dĩ hình ảnh con gấu (Bear) được chọn để biểu thị thị trường giảm giá bởi cách thức tấn công của nó phản ánh khá tương đồng với biến động của thị trường. Khi tấn công, gấu thường sử tung đòn mạnh mẽ từ trên hướng xuống.
Thuật ngữ Bearish không chỉ liên quan đến xu hướng giảm giá của tài sản cụ thể mà còn được dùng để mô tả sự sụt giảm về giá trị trong một ngành, lĩnh vực hoặc toàn bộ thị trường tài chính và nền kinh tế.
Biểu hiện và đặc điểm của một thị trường Bearish
Một thị trường Bearish thường có các biểu hiện và đặc điểm nổi bật như sau:
Đặc điểm thị trường Bearish
Xét về góc độ kỹ thuật, thị trường Bearish có thể được nhân diện qua các hành vi về giá được biểu thị trên biểu đồ. Trong đó, những đặc điểm chính có thể dễ dàng nhận thấy qua các đặc điểm như sau:
- Liên tục xuất hiện các đáy giá mới, lần sau thấp hơn lần trước.
- Thị trường có nhiều đợt giảm giá liên tiếp, có thể có những đợt hồi phục nhẹ xen kẽ. Tuy nhiên, xu hướng chung của thị trường vẫn là ngày càng giảm xuống.
- Mức độ giảm và động lực giảm của thị trường lớn hơn so với đợt tăng được điều chỉnh ngay trước nó.
Biểu hiện của thị trường Bearish
Bên cạnh các đặc điểm trên, thị trường Bearish còn được hình thành từ các yeus tố khác như tâm lý của nhà đầu tư, mối quan hệ cung và cầu, cùng sự biến động của các chỉ số kinh tế.
Một trong những biểu hiện đầu tiên của thị trường Bearish mà các trader có thể nhận thấy là nhu cầu mua vào thường thấp hơn so với nhu cầu bán ra, dẫn đến việc giá giảm khi cung đã vượt cầu.
Thị trường này tạo ra sự bi quan cho các nhà đầu tư chứng khoán về triển vọng tăng trưởng và giá trị của cổ phiếu. Hệ quả là nhiều người không muốn tham gia thị trường và thường vội vàng bán cổ phiếu để giảm thiểu thua lỗ và bảo toàn vốn.
Tuy nhiên giai đoạn Bearish cũng mang đến cơ hội cho các loại hình giao dịch margin, đặc biệt là trong Forex. Các trader thường tận dụng thời điểm này để mua cổ phiếu với giá thấp hơn.
Cả thị trường chứng khoán và thị trường Forex đều chịu tác động từ các yếu tố kinh tế tiêu cực như tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát và GDP. Ngoài ra, các sự kiện chính trị như biểu tình, bầu cử hay chiến tranh cũng có thể ảnh hưởng đến tâm lý thị trường.
Chính vì những ảnh hưởng quan trọng này mà sự quan tâm của truyền thông đối với thị trường Bearish là rất lớn. Tâm lý bi quan và hoang mang của nhà đầu tư khiến họ cần cập nhật thông tin thường xuyên, dẫn đến tần suất đưa tin ngày càng tăng.
Các giai đoạn chính của thị trường Bearish
Thị trường Bearish thường bao gồm 3 giai đoạn chính nối tiếp nhau, bao gồm giai đoạn khởi phát, cao trào và cuối cùng là suy thoái.
Giai đoạn khởi phát
Ở giai đoạn này, xu hướng giảm giá chỉ diễn ra ở mức độ nhẹ. Đây có thể xem như một bước đệm, nơi giá tích lũy vừa giảm nhẹ để chuẩn bị cho một đợt tăng trưởng sắp tới. Giai đoạn khởi đầu của Bearish thường hình thành từ một chu kỳ Bullish kéo dài trước đó, hoặc từ một đợt tích lũy đi ngang diễn ra trong thời gian ngắn.
Giai đoạn cao trào
Vào đầu giai đoạn này, các nhà đầu tư thường sẽ cẩn trọng hơn với các quyết định bán ra của mình. Tuy nhiên, khi họ tích lũy đủ và niềm tin thị trường Bearish diễn ra ngày càng tăng, lức bán sẽ bắt đầu gia tăng.
Lúc này, họ sẽ nhanh chóng bán ra, dẫn đến việc giá tiếp tục giảm sâu hơn. Thời gian bùng nổ có thể kéo dài hoặc không, tùy thuộc vào mức độ giảm giá. Trong trường hợp giá giảm nhanh và mạnh, thì thời gian bùng nổ cũng sẽ diễn ra nhanh chóng hơn.
Giai đoạn suy thoái
Đây là giai đoạn cuối cùng trong cấu trúc xu hướng. Tại thời điểm này, giá có xu hướng giảm với tốc độ chậm lại và mức độ giảm cũng dần được thu hẹp.
Phân loại các thị trường Bearish
Thị trường Bearish có thể được phân thành 3 loại là Bearish trong ngắn hạn, trong dài hạn và Bearish trong toàn ngành, thị trường hay toàn nền kinh tế.
Bearish trong ngắn hạn
Thị trường Bearish diễn diễn ra trong ngắn hạn được hiểu là giá có xu hướng giảm trong những khoảng thời gian ngắn, có thể chỉ kéo dài vài phút, vài giờ hoặc vài ngày. Đây là một đợt giảm giá tạm thời trong xu hướng tăng dài hạn hoặc chỉ là những điều chỉnh cần thiết trong một thị trường Bullish.
Thông thường, các nhà đầu tư dự đoán diễn biến của thị trường ngắn hạn này dựa trên phân tích và thống kê chi tiết từ đồ thị giá. Tâm lý của họ cũng bị ảnh hưởng bởi các sự kiện kinh tế có tác động nhất định đến giá cả trong ngắn hạn.
Bearish trong dài hạn
Ngược lại với Bearish ngắn hạn, thị trường Bearish dài hạn được xem là xu hướng khi giá liên tục giảm trong một khoảng thời gian kéo dài, từ vài tuần đến vài tháng, thậm chí có thể lên đến vài năm. Mặc dù trong suốt giai đoạn này có thể xuất hiện những đợt tăng hoặc giảm giá tạm thời, nhưng nhìn chung, xu hướng chính vẫn là giảm.
Đối với các nhà đầu tư chứng khoán, thị trường Bearish khiến họ cảm thấy bi quan, bởi họ mất niềm tin vào kết quả kinh doanh hiện tại và triển vọng tương lai của công ty. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý mà còn làm tình hình kinh doanh xấu đi. Một lý do khác có thể là các nhà đầu tư cho rằng giá cổ phiếu đang được định giá cao hơn giá trị thực.
Đối với các trader về giao dịch Forex, họ thường lo ngại rằng đồng tiền của một quốc gia có thể giảm giá trị hoặc mất giá trong tương lai, nhất là khi có các sự kiện tiêu cực liên quan đến kinh tế hoặc chính trị của quốc gia đó.
Nhìn chung, dù là niềm tin hay sự bi quan đối với một thị trường Bearish nào đó, đều có tác động đến nhu cầu bán ra của nhà đầu tư. Điều này làm cho lượng bán ra vượt trội so với mua vào, từ đó đẩy giá đi xuống thấp hơn.
Bearish trong toàn ngành, toàn thị trường, toàn nền kinh tế
Tình trạng Bearish trong một ngành thường được phản ánh qua chỉ số chứng khoán. Ví dụ, chỉ số US30. Nếu bạn chưa biết US30 là gì thì đây là chỉ số thể hiện sức khỏe của ngành công nghiệp Hoa Kỳ. Nếu US30 giảm trong năm qua, điều này cho thấy thị trường công nghiệp Hoa Kỳ đang suy giảm.
Nên lưu ý rằng mặc dù thị trường chung có xu hướng giảm, không phải tất cả cổ phiếu đều trong tình trạng đi xuống; một số vẫn có thể tăng trưởng hoặc không có xu hướng rõ ràng.
Trong khi đó, khái niệm về thị trường Bearish trong nền kinh tế lại đề cập đến các yếu tố kinh tế như tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất, GDP và cán cân thương mại, khi chúng đang có xu hướng tiêu cực.
Một số chiến lược giao dịch Forex trong thị trường Bearish
Dưới đây là một số kinh nghiệm về chiến lược khi chơi Forex trong điều kiện thị trường Bearish mà bạn có thể tham khảo:
Chiến lược thuận xu hướng
Giao dịch thuận xu hướng là một trong những phương án giúp đạt hiệu quả cao trên thị trường Bearish. Chiến lược này cũng được ưa chuộng vì giao dịch đảo chiều thường tiềm ẩn rủi ro cao và có diễn biến phức tạp hơn.
Phương pháp giao dịch Forex theo chiến lược thuận xu hướng có thể được tóm tắt theo các bước như sau:
- Bước 1: Xác định chính xác về thị trường Bearish: Có thể sử dụng các công cụ chỉ báo kỹ thuật hoặc phương pháp Price Action để phân tích các biến đổi về giá trên thị trường. Thông qua quan sát kết quả, trader có thể xác định và nắm bắt xu hướng cụ thể của thị trường.
- Bước 2: Vào lệnh: Trader có thể tận dụng các đợt Pullback và điều chỉnh tăng để tìm kiếm điểm vào lệnh hợp lý. Khi những đợt điều chỉnh này kết thúc là lúc lý tưởng để vào lệnh, vì giá sẽ tiếp tục giảm theo xu hướng chính, giúp cải thiện tỷ lệ Risk: Reward. Một số công cụ hỗ trợ phổ biến bao gồm đường MA, đường Trendline hay mô hình nến đảo chiều.
- Bước 3: Đặt mức cắt lỗ Stop Loss: Thông thường, khi vào lệnh với đường MA, hãy đặt cắt lỗ tại điểm vào lệnh. Nếu sử dụng đường trendline, cắt lỗ nên được thiết lập ngay trước đường trendline. Đối với mô hình nến đảo chiều, cắt lỗ nên nằm trên mức giá cao nhất.
- Bước 4: Chốt lời (Take Profit): Một phương pháp chốt lời đơn giản mà trader có thể áp dụng là dựa vào các tín hiệu đảo chiều của xu hướng. Ví dụ, khi trendline đi lên và giá cắt qua đường MA, hoặc khi đạt được mức lợi nhuận đã định, trader có thể thiết lập Take Profit.
Chiến lược đa lệnh cùng trailing stop
Chiến lược đa lệnh kết hợp với trailing stop chỉ nên áp dụng khi bạn đã nắm bắt được cơ hội ở giai đoạn đầu, hoặc khi thị trường vừa chuyển sang giai đoạn cao trào của xu hướng Bearish.
Cụ thể, sau khi đặt lệnh đầu tiên, nếu bạn nhận thấy tín hiệu vào lệnh tiềm năng, bạn có thể tiếp tục đặt thêm một lệnh nữa. Đồng thời, bạn nên điều chỉnh mức stop loss của lệnh đầu tiên sang vị trí của lệnh thứ hai, và tiếp tục thực hiện tương tự cho các lệnh sau.
Trên đây là những thông tin hữu ích liên quan đến Bearish, như những đặc điểm, giai đoạn hay các kiểu thị trường Bearish. Thông qua đây, trader có một số phương án dự đoán xu hướng tăng giảm của thị trường, từ đó có hướng giao dịch phù hợp.