Share 50+ Tài Khoản TradingView Các Loại Mới Nhất 2024

Copy Trade là gì? Hướng dẫn copy trade các sàn copy trade uy tín

Đánh giá sàn FXCM về các giấy phép chứng nhận uy tín

Đánh Giá Sàn Infinox Chi Tiết Và Khách Quan Nhất

Top 30 sàn Forex, chứng khoán lừa đảo tại Việt Nam

Đánh giá sàn FP Markets, lịch sử và các cơ quan quản lý

Sàn VT Markets là gì? Đánh giá các tính năng và độ tin cậy

Sàn IQX lừa đảo, đánh giá hoạt động và chiêu thức

Đánh giá sàn FXGT có uy tín không? Cách nạp rút tiền minh bạch

Tổng quan về sàn Forex IC Market? Đánh giá khách quan nhất

Top 30 sàn Forex, chứng khoán lừa đảo tại Việt Nam

Hiện nay, thị trường Forex xuất hiện rất nhiều sàn Forex, chứng khoán, có cả sàn uy tín nhưng cũng có nhiều sàn Forex lừa đảo. Do đó, để giúp các bạn tránh các sàn lừa đảo, chúng tôi sẽ tổng hợp danh sách top 30 sàn Forex, chứng khoán lừa đảo tại Việt Nam. Bạn xem tại bài viết dưới đây nhé!

Sàn Forex lừa đảo ngày càng nhiều trên thị trường

Sàn Forex, chứng khoán lừa đảo ngày càng xuất hiện nhiều trên thị trường

Top 30 sàn Forex, chứng khoán lừa đảo tại Việt Nam

Dưới đây là top 30 sàn Forex, chứng khoán lừa đảo tại Việt Nam, trong đó có những sàn Forex, chứng khoán nằm trong danh sách 20 sàn mà Mr.Pips sử dụng để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

1. Sàn chứng khoán GTMX

Sàn GTXM là sàn chứng khoán được thành lập năm 2023, đăng ký tại Saint Vincent và Grenadines. Sàn này cung cấp Forex, tiền điện tử, cổ phiếu, chỉ số, hàng hóa.

Sàn GTMX hoạt động dường như không có sự giám sát của bất kỳ cơ quan quản lý uy tín nào, do đó nguy cơ rủi ro rất cao. Ngoài ra, sàn này đang nằm trong danh sách 20 sàn chứng khoán mà Mr.Pips sử dụng để chiếm đoạt tài sản của khách hàng.

Sàn GTMX là sàn Forex lừa đảo tại Việt Nam

Sàn GTMX là một trong số các sàn Forex, chứng khoán lừa đảo tại Việt Nam

2. Sàn Alpha Trading Hub

Sàn Alpha Trading Hub là nhà môi giới ngoại hối được thành lập năm 2020. Sàn này được giới thiệu là có giấy phép hoạt động được cấp bởi FCA, tuy nhiên giấy phép giám sát của sàn này đang bị nghi là giả mạo.

Ngoài ra, sàn này còn nhận nhiều phản hồi tiêu cực, nhiều trader tố cáo sàn này lừa đảo, cố tình chỉnh lệnh để làm cháy tài khoản khách hàng, nạp tiền thì nhanh như khi rút ra thì không thể rút được. Và hơn nữa sàn này cũng là 1 trong các sàn có liên quan đến Mr.Pips mà Công an Thành phố Hà Nội đang bắt giữ vì phạm tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản nhà đầu tư.

3. Sàn IBMEX

Sàn IBMEX là sàn giao dịch ngoại hối (Forex) được thành lập năm 2012 tại Hoa Kỳ. Tuy trang web của sàn này đã được đăng ký từ năm 2012 nhưng hiện tại nó đang ở trạng thái không được quy định.

Ngoài ra, IBMEX cũng không cung cấp thông tin về tiền nạp và rút tiền, điều này cũng gây lo ngại cho người dùng. Bên cạnh đó, mới đây, sàn này cũng bị liệt vào danh sách 20 trang web mà Mr.Pips sử dụng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản khách hàng. Điều này cho thấy mối lo ngại về tính minh mạch của sàn này.

4. Sàn Trust Markets

Sàn Trust Markets là nhà môi giới lĩnh vực tài chính và chứng khoán, được thành lập năm 2018, tại Saint Lucia. Sàn này giới thiệu được đăng ký và chịu quản lý của FSRA và có giấy phép của FSA, cung cấp các sản phẩm ngoại hối, tiền điện tử, chỉ số, cổ phiếu, hàng hóa. Tuy nhiên, sàn này không được quy định đăng ký tại Saint Lucia và cũng có nhiều phốt lừa đảo, rút tiền không được, gây khó khăn cho nhà đầu tư khi rút tiền,…

5. Sàn IQX

Sàn IQX là một nhà môi giới được thành lập năm 2023, trụ sở chính đặt tại Saint Vincent và Grenadines. IQX chỉ có giấy phép đăng ký là Đăng ký Kinh doanh Thông thường chứ không phải giấy phép Forex.

Mặc dù đánh giá sàn IQX không cung cấp nhiều thông tin về nền tảng pháp lý, sàn này vẫn thu hút nhiều khách hàng đầu tư vào. Tuy nhiên, gần đây IQX đã thông báo ngừng hoạt động tại Đông Nam Á cùng với việc sàn này cũng nằm trong 20 sàn mà Mr.Pips sử dụng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản khách hàng.

Sàn IQX thành lập năm 2023

Sàn IQX thành lập năm 2023, có trụ sở chính đặt tại Saint Vincent và Grenadines

6. Sàn JasFX

Sàn JasFX là một sàn môi giới trực tuyến cung cấp Forex và CFDs, được thành lập năm 2010 và được cấp phép bởi FSA. Sàn này cung cấp sản phẩm giao dịch gồm Forex, kim loại quý, năng lượng, chỉ số chứng khoán, cổ phiếu.

Tuy nhiên, sàn này từng vướng nhiều nghi vấn về uy tín khi có nhiều khiếu nại của khách hàng về việc họ không thể rút tiền trên sàn này và các giải thưởng mà sàn này đăng trên website cũng chưa được chứng minh. Đây cũng là sàn nằm trong danh sách 20 trang web mà Mr.Pips dùng để lừa đảo người dùng được Công an TP Hà Nội triệt phá gần đây.

7. Sàn DK Trade

Trên trang web sàn này được giới thiệu là một sàn môi giới Forex và CFDs, được giám sát bởi FSA. Tuy nhiên, sàn này có nhiều phốt lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của nhà đầu tư.

Theo thông tin chúng tôi tìm hiểu được, sàn này hoạt động dưới vỏ bọc là nhà môi giới chứng khoán quốc tế, kêu gọi nhà đầu tư nạp tiền nhưng lại chiếm đoạt tài sản của họ bằng cách can thiệp vào hệ thống mã giá thông qua ứng dụng, làm nhà đầu tư thua lỗ, chiếm toàn bộ số dư tài khoản của khách hàng, viện lý do để ngăn không cho nhà đầu tư rút tiền,…

8. Sàn FXMills

Sàn FxMills là sàn giao dịch ngoại hối được thành lập năm 2023 và đăng ký tại Saint Lucia, cung cấp cho nhà đầu tư các sản phẩm Forex, chỉ số, tiền điện tử, hàng hóa, cổ phiếu. Sàn này không được quy định bởi bất kỳ cơ quan tài chính nào. Hơn nữa, sàn này còn bị nhận nhiều tố cáo với lý do gây khó khăn không cho rút tiền hoặc tài khoản bị treo không rút được tiền.

Ngoài ra, trong danh sách 20 sàn chứng khoán lừa đảo được Mr.Pips dùng để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản nhà đầu tư, có bao gồm cả sàn FXMills. Hiện trang web của sàn này không thể truy cập được. Do đó, sàn này là sàn Forex lừa đảo, nhà đầu tư cần tránh.

9. Sàn HonorFX

Sàn HonorFX là sàn môi giới ngoại hối, được thành lập năm 2018 và có trụ sở tại Vincent và Grenadines. Sàn này hoạt động dưới khung pháp lý tại Malaysia và được cấp phép là nhà cung cấp STP, cung cấp quyền truy cập vào nhiều công cụ thị trường với số giấy phép là MB/21/0072.

Được đánh giá có nhiều ưu điểm khi cung cấp nhiều loại tài khoản, các công cụ và tài nguyên giao dịch nhưng sàn này cũng nhận được nhiều phản hồi tiêu cực từ người dùng với những lý do như: Sàn điều chỉnh giá làm cháy tài khoản, rút tiền không được, khóa tài khoản khách hàng, không liên lạc được,… Vì vậy, nhà đầu tư cần hết sức lưu ý sàn này.

10. Sàn Bostonmex

Sàn Bostonmex là sàn môi giới ngoại hối, được thành lập năm 2012 và có giấy phép hoạt động được cấp bởi FSA. Sàn cung cấp các sản phẩm giao dịch bao gồm Forex, hàng hóa, chỉ số, tiền điện tử.

Tuy nhiên, sàn này cũng có nhiều đánh giá không tốt từ phía nhà đầu tư như khó rút tiền, chiếm đoạt tiền thông qua các chiêu trò lừa đảo tin vi, mời chào ưu đãi hấp dẫn nhưng mục đích là lừa đảo,… Sàn Bostonmex cũng nằm trong danh sách sàn chứng khoán mà Mr.Pips sử dụng để lừa đảo khách hàng. Do vậy, nhà đầu tư hãy cẩn thận với sàn giao dịch này.

11. Sàn JP Exchange

Sàn JP Exchange được giới thiệu thành lập vào năm 2015 và đạt được một số giải thưởng Forex nhưng chúng tôi không tìm thấy thông tin về giấy phép hoạt động. Do đó, khó đảm bảo được độ uy tín cũng như bảo vệ khách hàng.

Ngoài ra, trên các trang mạng xã hội, có nhiều đánh giá sàn này là sàn scam, nạp tiền vào không rút ra được, tài khoản bị treo, gây khó dễ khi rút tiền.

12. Sàn CH Market

Sàn CH Market là sàn Forex được thành lập năm 2021, có trụ sở tại Saint Vincent và Grenadines. Sàn này hoạt động dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn và chịu sự quản lý giám sát của Cơ quan dịch vụ tài chính FSA.

Tuy nhiên, sàn CH Market có nhiều đánh giá không tốt, từng bị một nhà đầu tư viết email cảnh tỉnh các khách hàng khác khi nhà đầu tư này bị lừa 1 tỷ đồng trên sàn này. Hơn nữa, tháng 12/2021, Công an tỉnh Đồng Tháp đã phát đi thông tin cảnh báo tình trạng lừa đảo khi đầu tư Forex trên sàn CH Market.

13. Sàn Trade Time

Sàn Trade Time được giới thiệu là một sàn giao dịch ngoại hối, thành lập năm 2021 và được cấp phép hoạt động từ VFSC và họ cũng tuyên bố được bảo vệ bởi FCA.

Tuy nhiên, FCA đã phát hiện ra điều này và đưa ra cảnh báo rằng Trade Time lừa đảo và tổ chức này đã đưa sàn Trade Time vào danh sách đen. Ngoài ra, sàn này cũng đã bị nhiều nhà đầu tư tố cáo lừa đảo tiền của họ. Hiện trang web sàn này không truy cập được.

14. Sàn Zeno Markets

Zeno Markets là sàn giao dịch Forex và CFDs, thành lập năm 2011 và được cấp giấy phép bởi FCA và SVG FSA. Tuy nhiên, giấy phép FCA bị nghi ngờ giả mạo.

Ngoài ra, sàn này còn bị nhiều người dùng đánh giá tiêu cực như là sàn scam, nạp tiền vào nhưng không rút tiền ra được, tài khoản bị treo,… Hơn nữa, sàn này cũng từng bị một nhà đầu tư tố giác chiếm đoạt hơn 6,8 tỷ đồng. Mới đây, trong danh sách 20 sàn Forex, chứng khoán mà Mr.Pips sử dụng để chiếm đoạt tài sản khách hàng, sàn này cũng được nêu tên.

15. Sàn GG Trade

Sàn GG Trade có trụ sở tại Hong Kong và tuyên bố họ được cấp phép bởi FSP New Zealand. Sàn này cung cấp các sản phẩm giao dịch như chứng khoán, Forex, chỉ số, tiền điện tử, các loại hàng hóa cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, sàn này cung cấp quyền chọn nhị phân, một hình thức giao dịch tiềm ẩn rủi ro cao.

Ngoài ra, sàn này còn bị Cơ quan Quản lý Thị trường FMA cảnh báo, đưa vào danh sách đen trên thế giới. FMA tuyên bố rằng GG Trade chưa bao giờ được đăng ký FSP tại New Zealand. Do đó, có thể thấy rằng sàn này không đáng tin cậy, nguy cơ lừa đảo cao.

16. Sàn GKFX

Sàn GKFX được thành lập năm 2012 và có nguồn gốc từ Vương quốc Anh. Sàn này có nhiều chương trình khuyến mãi khủng, đa dạng loại tài khoản, sản phẩm giao dịch, do đó dễ dàng thu hút nhiều nhà đầu tư tham gia chơi Forex tại đây. Tuy nhiên, sàn này vướng nhiều tố cáo lừa đảo khách hàng, khó rút tiền,…

Hơn nữa, sàn này cũng có trong danh sách 20 sàn lừa đảo mà Mr.Pips sử dụng để chiếm đoạt tài sản nhà đầu tư.

Sàn GKFX được thành lập năm 2012

Sàn GKFX được thành lập năm 2012 và có nguồn gốc từ Vương quốc Anh

17. Sàn Multiply Markets

Sàn chứng khoán Multiply Markets đã bị phát hiện không hề có giấy phép hoạt động như đã công bố. Ngoài ra, sàn này không hỗ trợ tài khoản Demo cho nhà đầu tư, tiền ký quỹ khá cao, việc rút tiền rất khó khăn, rườm rà sau mỗi giao dịch.

Ngoài ra, chi phí giao dịch tại sàn này cao, đặc biệt là phí hoa hồng, phí spread áp dụng rất cao. Những khoản phí này ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận của nhà đầu tư. Do đó, nhà đầu tư cần cẩn trọng với sàn giao dịch này.

18. Sàn Blue Trading

Sàn chứng khoán Blue Trading có mức độ lo ngại cao về tính hợp pháp và đáng tin cậy. Điều này là do sàn này đã bị Cơ quan Quản lý Tài chính FCA cảnh báo về khả năng lừa đảo. Ngoài ra, việc rút tiền từ sàn này có nhiều khó khăn và phức tạp, gây ra những trở ngại và phiền toái cho các nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, có nhiều loại phí phụ không được đề cập trong thỏa thuận ban đầu của sàn này khiến cho quá trình giao dịch thiếu minh bạch và công bằng.

19. Sàn ECN Capital

Sàn chứng khoán ECN Capital đã bị nhiều cơ quan cảnh báo là lừa đảo, bao gồm CySEC, FINMA và FMA New Zealand, bởi sàn này công bố thông tin giả mạo và các hoạt động của sàn không được công khai rõ ràng, thiếu minh bạch. Ngoài ra, việc rút tiền trên sàn này còn khó khăn, mức phí rút cũng cao khiến cho nhà đầu tư bất tiện và lo lắng.

20. Sàn OT Capital

Sàn OT Capital không công khai thông tin hoạt động của họ, điều này gây ra sự lo lắng, nghi ngại của nhà đầu tư khi hồ sơ pháp lý của sàn này không rõ ràng. Ngoài ra, sàn này còn từng bị Ủy ban Chứng khoán và Đầu tư Úc (ASIC) cảnh báo về hoạt động giả mạo và lừa đảo.

Hơn nữa, sàn này còn có chính sách rút tiền với nhiều hạn chế và điều kiện phức tạp, gây khó khăn, trở ngại cho những khách hàng muốn rút tiền từ tài khoản của mình.

21. Sàn GCE Capitals

Sàn GCE không công khai rõ ràng về nơi đặt trụ trở đăng ký hoạt động, điều này đồng nghĩa với việc sàn này không có giấy phép hoạt động chính thức. Ngoài ra, sàn này cam kết mang lại lợi nhuận siêu cao lên tới 200% để dụ dỗ, lôi kéo nhiều khách hàng tham gia vào sàn nhưng không có bằng chứng xác thực. Do vậy, bạn cần cẩn trọng với sàn giao dịch này.

22. Sàn Liber Forex

Sàn này từng nằm trong danh sách các sàn Forex lừa đảo tại Việt Nam mà Bộ Công thương Việt Nam cảnh báo về hoạt động lừa đảo và vi phạm pháp luật. Ngoài ra, sàn này đã thực hiện hoạt động đa cấp, đưa ra những lợi nhuận cao mỗi tháng nhằm thu hút nhiều khách hàng tham gia vào sàn. Sàn này hoạt động nhưng không có giấy phép cũng như không được giám sát.

23. Sàn FX Trading Markets

Sàn này từng bị VTV chỉ ra những bất thường từ hoạt động đầu tư tài chính vào lĩnh vực ngoại hối do tổ chức Lion Group đứng sau. Những bất thường này gồm: Hoạt động theo phương thức đa cấp chưa được cấp phép, trả lãi cao, quảng cáo là sàn Forex quốc tế nhưng phải tới 90% số người truy cập vào FX Trading Markets đều đến từ Việt Nam.

Ngoài ra, sàn này còn giữ tiền của nhà đầu tư và không cho phép họ rút tiền với lý do hệ thế đang nâng cấp.

24. Sàn GCFX

Sàn GCFX từng bị Ngân hàng Thụy Sĩ Dukascopy cảnh báo về việc lừa đảo. Hành vi lừa đảo của sàn này bao gồm việc giả mạo giấy phép hoạt động từ hai tổ chức quản lý tài chính có tiếng lá FINMA và FCA. Chiêu trò của sàn này là cam kết mức lợi nhuận khủng lên đến 200%, nhằm mục đích lôi kéo, dụ dỗ các nhà đầu tư tham gia vào sàn.

25. Sàn TradeFTM

Sàn TradeFTM là nhà môi giới ECN chuyên cung cấp dịch vụ Forex và CFD, thành lập năm 2007 tại Anh. Sàn này nhận nhiều đánh giá thấp từ người dùng, nhiều khách hàng tố cáo sàn này lừa đảo, không minh bạch.

Bên cạnh đó, có những nghi ngờ về giấy phép hoạt động của sàn này khi sàn này cho biết được quản lý bởi ASIC, CySEC và IFSC nhưng khi chúng tôi tìm kiếm tên sàn trên các trang web của các cơ quan này thì không tìm thấy. Điều này càng làm cho nghi vấn về sàn này lừa đảo là cực kỳ cao.

26. Sàn Novox

Sàn Novox là nhà môi giới Forex và CFD, được thành lập năm 2014, có trụ sở tại Nicosia, Cộng hòa Síp. Sàn này cung cấp các sản phẩm Forex, kim loại, hàng hóa, chỉ số, cổ phiếu và tiền điện tử.

Sàn này có danh mục sản phẩm để nhà đầu tư giao dịch Forex ít, các khoản phí khi giao dịch cao và nhiều khoản vô lý. Ngoài ra, dịch vụ chăm sóc khách hàng của sàn này kém, không tận tình hỗ trợ khách hàng khi họ cần.

27. Sàn LondonEx

Sàn LondonEX là sàn giao dịch ngoại hối, được thành lập vào năm 2018 tại châu Âu và không được công nhận với cơ quan cai quản có hiệu lực nào. Ngoài ra, sàn này cũng bị nhiều khách hàng khiếu nại, tố cáo về việc không thể rút tiền được, đánh “cháy” tài khoản nhà đầu tư,…

Hơn nữa, sàn này có liên quan tới vụ Mr.Pips. Vì thế, nguy cơ lừa đảo của sàn này rất cao, nhà đầu tư hết sức cẩn thận, tránh bị lừa.

28. Sàn ASCUEX

Đây là sàn môi giới CFD trực tuyến được thành lập vào năm 2015 và có trụ sở chính tại St.Vincent and Grenadines. Sàn này được giám sát và quản lý bởi Cơ quan Dịch vụ Tài chính St.Vincent and Grenadines (SVG), đây là cơ quan quản lý không được công nhận rộng rãi trên thế giới.

Ngoài ra, sàn này có phí tiền nạp tối thiểu cao, phương thức thanh toán hạn chế. Thêm vào đó, sàn này nhận được nhiều đánh giá tiêu cực của trader về việc rút tiền nhưng không cho rút, là sàn scam, đánh cháy tài khoản khách hàng,… Do đó, bạn không nên đầu tư vào sàn giao dịch này.

29. Sàn EU Capital

Sàn EU Capital đã âm mưu dụ dỗ khách hàng nạp thêm tiền ký quỹ đầu tư với số lượng lớn. Ngoài ra, sàn này đã sử dụng nhiều chiêu trò và thủ đoạn để trì hoãn và gây khó khăn, cản trở việc rút tiền từ tài khoản giao dịch của khách hàng. Điều này gây sự bất tiện và khó khăn cho nhà đầu tư.

Thêm vào đó, sàn EU Capital có hành vi gian lận trong cách tính phí spread bằng cách tăng spread quá mức khi giao dịch. Cơ quan Quản lý Tài chính FCA đã cảnh báo về hoạt động của sàn giao dịch này và xác nhận EU Capital là một trong những sàn giao dịch lừa đảo tại Việt Nam.

30. Sàn EnzoFX

Sàn EnzoFX là sàn môi giới ngoại hối được thành lập năm 2023 và có trụ sở tại Costa Rica. Tuy Costa Rica cho phép công ty này đăng ký và hoạt động lĩnh vực tài chính nhưng thiếu khung quản lý tài chính nghiêm ngặt.

Ngoài ra, sàn này không được quản lý bởi bất kỳ cơ quan uy tín nào và cũng nhận được nhiều đánh giá không tốt từ phía trader. Thêm nữa, sàn này còn nằm trong danh sách 20 sàn chứng khoán Mr.Pips sử dụng để lừa đảo khách hàng. Do đó, đây là một sàn Forex lừa đảo, nhà đầu tư hết sức cẩn thận.

Dấu hiệu cảnh giác với sàn Forex lừa đảo

Dưới đây là những dấu hiệu cảnh giác với sàn Forex lừa đảo mà bạn cần lưu ý để tránh gặp phải rủi ro, tổn thất tài sản:

  • Sàn Forex giả mạo giấy phép hoặc không được cấp phép: Các sàn Forex uy tín thường phải có giấy phép hoạt động được cấp từ ASIC, FCA, CySEC và NFA. Tuy nhiên, không phải sàn nào có những giấy phép này đều uy tín bởi một số sàn lừa đảo có thể dùng giấy phép giả mạo để đánh lừa nhà đầu tư.
  • Website sàn kém chuyên nghiệp hay có sự cố giao dịch: Sàn Forex lừa đảo thường có website đơn giản, không chuyên nghiệp, các thông tin về sàn bị thiếu, mập mờ, hay bị gián đoạn.
  • Sàn Forex có nhiều đánh giá tiêu cực: Sàn Forex lừa đảo sẽ dính nhiều đánh giá tiêu cực từ trader đã sử dụng sàn đó, do đó bạn cần xem các đánh giá từ người dùng.
  • Dịch vụ chăm sóc khách hàng kém: Nếu bạn gặp khó khăn trong việc liên hệ với sàn hoặc họ cung cấp hỗ trợ kém chất lượng, đó có thể là dấu hiệu cảnh báo về tính minh bạch và đội ngũ quản lý của sàn.
  • Các sàn Forex quảng cáo bonus khủng, lợi nhuận cao: Các sàn Forex lừa đảo sẽ quảng cáo các chương trình khuyến mãi và bonus cao quá mức để thu hút người đầu tư. Hãy cân nhắc kỹ trước khi tham gia vào các chương trình như vậy.
  • Sàn Forex không rút được tiền: Một sàn Forex uy tín dù họ có gặp trục trặc gì về vấn để thanh khoản thì nhà đầu tư vẫn hoàn toàn rút được tiền của mình, trong khi vơi sàn Forex lừa đảo thì không thể rút được tiền.
  • Sàn Forex tăng phí giao dịch đột ngột: Sàn Forex lừa đảo thường không đưa ra thông tin phí giao dịch cụ thể, rõ ràng, trong khi lại tăng phí không báo trước.
Sàn Forex lừa đảo thường khó rút tiền

Sàn Forex lừa đảo thường hay tìm mọi cách cản trở nhà đầu tư rút tiền trong tài khoản

Như vậy, trên đây là top 30 sàn Forex, chứng khoán lừa đảo tại Việt Nam mà chúng tôi muốn chia sẻ đến cho các bạn. Hy vọng rằng bài viết sẽ hữu ích, giúp cho các bạn tránh được những sàn Forex lừa đảo.

Cùng chuyên mục

Tài khoản TradingView có Basic, Pro, Pro+ và Premium

Share 50+ Tài Khoản TradingView Các Loại Mới Nhất 2024

Copy trade Forex là công cụ để sao chép giao dịch Forex

Copy Trade là gì? Hướng dẫn copy trade các sàn copy trade uy tín

FXCM là sàn giao dịch ngoại hối hàng đầu hiện nay

Đánh giá sàn FXCM về các giấy phép chứng nhận uy tín

Infinox là sàn giao dịch được đánh giá uy tín thấp

Đánh Giá Sàn Infinox Chi Tiết Và Khách Quan Nhất

FP Markets là sàn giao dịch ngoại hối và CFD ra đời năm 2005 ở Úc

Đánh giá sàn FP Markets, lịch sử và các cơ quan quản lý

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn