Đánh Giá Sàn Bilaxy Chi Tiết Nhất? Tính Năng Và Các Lưu Ý

Đánh Giá Sàn Bitfinex Với Các Tính Năng Đặc Biệt

Đánh Giá Sàn BitMart? Ưu Và Nhược Điểm Nổi Bật

Sàn OKX Là Gì? Hướng Dẫn Sử Dụng Sàn OKX

Tổng quan về sàn Forex FXTM? Đánh giá trong giao dịch Forex

Hướng Dẫn Mua Tài Khoản TradingView Nhanh Chóng

Top 5 Ứng Dụng Giao Dịch Forex Tốt Nhất

Sàn FBS là gì? Đánh giá chi tiết và hướng dẫn về sàn giao dịch FBS

Đánh Giá Sàn Forex4you Chi Tiết Và Khách Quan Nhất

Đánh Giá Hoạt Động Sàn Stex? Cập Nhật Mới Nhất 2025

Volume Spread Analysis (VSA) là gì? Ứng dụng trong forex

VSA là gì? VSA là một trong những phương pháp phân tích khối lượng chênh lệch giá trong mối quan hệ cung cầu thị trường. Phương pháp này được ứng dụng rất nhiều trong các giao dịch chứng khoán. Tìm hiểu chi tiết về phương pháp VSA là gì và được ứng dụng trong giao dịch Forex ra sao tại đây nhé!

Phương pháp VSA là phương pháp phân tích khối lượng dựa vào mối quan hệ cung cầu

VSA là phương pháp phân tích khối lượng chênh lệch giá trong các mối quan hệ cung cầu

VSA là gì?

VSA (Volume Spread Analysis) là một phương pháp phân tích khối lượng chênh lệch giá dưới mối quan hệ cung cầu thị trường, có nghĩa là dựa vào dấu hiệu từ cung và cầu để phán đoán xu hướng thị trường. Nếu thị trường Sideway thì việc sử dụng phương pháp VSA sẽ không được chính xác.

Trong phương pháp VSA nếu xảy ra biến động giá thì nguyên nhân chính là do mất sự cân bằng giữa quan hệ Cung – Cầu trên thị trường. Sự biến động giá này cũng ảnh hưởng bởi các nhà đầu tư hay những “ông lớn” trong ngành. VSA sẽ xác định mối quan hệ qua những dấu hiệu, động thái dựa vào các mối tương quan của 3 biến số:

  • Volume (Khối lượng giao dịch): Nhiều nhà giao dịch không để ý đến tầm quan trọng của khối lượng giao dịch khiến xảy ra một số sai lầm không mong muốn. Các chỉ báo thường dựa vào khối lượng để phân tích biến động giá cả và phương pháp này vẫn còn bị giới hạn.
  • Spread (Chênh lệch giá): Là khoảng cách giữa giá mở cửa và giá đóng cửa của một cổ phiếu trong phiên giao dịch. Mức độ chênh lệch thể hiện qua độ dài của thân nến và trên biểu đồ. Khi Spread kết hợp với khối lượng giao dịch giúp bạn nhận diện được tình hình cung cầu và mức độ quyết liệt giữa người mua và người bán.
  • Close (Giá khi đóng cửa): Là mức giá cuối cùng được nhận trong một phiên giao dịch, đây cũng là chỉ số quan trọng trong việc phân tích VSA và cũng được xem là đặc điểm nổi bật của phương pháp này so với phương pháp khác. Thời điểm này sẽ xuất hiện chỉ số US30 vậy US30 là gì? Đây chính là chỉ số chứng khoán được tính thời điểm đóng cửa.
Nếu thị trường giá biến động và làm mất cân bằng Cung - Cầu thì sẽ sử dụng phương pháp VSA

Phương pháp VSA dựa vào dấu hiệu từ cung cầu để phán đoán xu hướng thị trường

Cách hoạt động của VSA đơn giản

Phương pháp VSA hoạt động dựa vào mối quan hệ mật thiết giữa khối lượng giao dịch và biên độ chênh lệch giá qua từng thanh nến. Nếu sự hài hoà của 2 yếu tố này bị phá vỡ sẽ xảy ra biến động, nếu thân nến hẹp và khối lượng lớn hay thân nến rộng khối lượng thấp thì sẽ xảy ra dấu hiệu của sự mất cân đối giữa Cung – Cầu trong thị trường.

Có 2 ứng dụng chính mà phương pháp SVA đã chỉ ra là:

  • Sign Of Strength – Dấu hiệu tăng giá: Xuất hiện tình trạng nguồn cung thiếu sau thời gian xu hướng giảm. Lúc này cung tăng làm mất cân bằng và giá có thể tăng trong thời gian tới.
  • Sign Of Weak – Dấu hiệu giảm giá: Xuất hiện nếu tình trạng nguồn cầu cạn kiệt sau xu hướng tăng giá và lúc này nguồn cung cũng xuất hiện và áp đảo gây mất cân đối giữa cung và cầu làm cho giá có xu hướng giảm.
Phương pháp VSA hoạt động đơn giản dựa vào mối quan hệ giữa khối lượng và độ chênh lệch giá

Phương pháp VSA dựa vào 2 ứng dấu hiệu chính là dấu hiệu tăng giá và dấu hiệu giảm giá

Cách giao dịch phương pháp VSA hiệu quả

Dựa vào khối lượng chênh lệch giá, các nhà đầu tư có thể thấy được dấu hiệu thị trường một cách chuẩn xác và có thể đưa ra được phương án phù hợp.

Tình trạng Cung < Cầu (Dấu hiệu tăng giá)

Dấu hiệu khi tăng giá cổ phiếu xuất hiện khi lượng cung cạn kiệt sau thời gian bán ròng. Đây cũng là thời điểm mà các nhà đầu tư xác định mức giá (Thời điểm này các nhà giao dịch có thể sử dụng chỉ báo ATR) phù hợp và tiến hành mua, tạo nên lực cầu và cho thấy dấu hiệu tăng giá. Một số mẫu hình chênh lệch giá tăng:

  • Lực đẩy xuống (Down Thrust): Gồm cây nến rút chân đảo chiều tăng, với trường hợp cầu được đẩy lên cao đột ngột khiến mức giá đóng đảo chiều tăng và thường đi kèm đó là khối lượng giao dịch cũng lớn hoặc vượt mức trung bình. Đây là dấu hiệu cho thấy xu hướng giá cổ phiếu có khả năng tăng.
  • Cao trào bán (Selling Climax): Là dấu hiệu giá tăng gồm thanh nến giảm, giá đóng cửa chênh lệch rất nhiều so với giá mở cửa, bên cạnh đó giá đóng cửa thấp hơn những phiên giảm điểm trước đó. Thanh nến có bóng nến dài cho thấy lực cầu lớn, cùng với đó là khối lượng giao dịch cao hay vượt mức trung bình.
  • Nến không có nguồn cung (No Supply Bar): Gồm thanh nến giảm, chênh lệch giá đóng cửa, mở cửa thấp khiến thân nến ngắn, cùng với đó là khối lượng giao dịch thấp hơn 2 phiên trước. Mẫu hình No Supply Bar dự báo xu hướng vẫn có thể tăng, đây chỉ là thời điểm cạn nguồn cung tạm thời. Nếu lực cầu còn lớn thì xu hướng tăng đẩy giá lên.
Dấu hiệu tăng giá khi xuất hiện cung cạn kiệt sau thời gian dài bán ròng

Tình trạng Cung nhỏ hơn Cầu các nhà đầu tư cần tiến hành mức giá phù hợp để mua vào

Tình trạng Cung > Cầu (Dấu hiệu giảm giá)

Giá giảm khi lượng cầu chạm đáy, lượng người mua giảm nhiều hơn trước đó. Thời điểm này, giá cổ phiếu bắt đầu giảm do lực cầu yếu dần, đây cũng là dấu hiệu Bearish. Một số mẫu hình báo hiệu giá giảm:

  • Lực đẩy lên (UpThrust): Mẫu hình gồm nến đảo chiều giảm với thân nến ngắn do sự chênh lệch giá mở cửa/đóng cửa không cao. Phần râu nến bên trên dài và khối lượng giao dịch cao hoặc hơn mức trung bình. Cho thấy sự bất thường khi thân nến ngắn đi kèm khối lượng dịch lớn thể hiện lượng cung chiếm ưu thế hơn cầu và xu hướng giảm vẫn diễn ra.
  • Cao trào Mua (Buying Climax): Mẫu hình gồm thanh nến tăng với thân nến dài với giá đóng cửa tạo đỉnh. Râu nến phía trên dài đi kèm với mức khối lượng giao dịch lớn hoặc hơn mức trung bình ở 20 phiên giao dịch gần nhất. Mẫu hình này chỉ đúng khi xu hướng tăng xác định rõ ràng.
  • Nến không có nhu cầu mua (No Demand Bar): Mẫu hình gồm một thanh nến tăng và thân nến ngắn kèm với mức khối lượng giao dịch thấp ở 2 phiên gần nhất. Tín hiệu cho thấy xu hướng giá cổ phiếu đang giảm. Thân nến ngắn, khối lượng nhỏ cho thấy lượng cầu chưa trở lại và nhà đầu tư đang đợi giá xuống để mua.
Dấu hiệu giảm giá khi cầu chạm cháy và giảm lượng người mua

Tình trạng Cung lớn hơn cầu là thời điểm mà lượng mua giảm hơn rất nhiều so với trước đó

Ứng dụng VSA trong Forex

Dù trong Forex, dữ liệu khối lượng không trực tiếp phản ánh được hết toàn bộ thị trường cụ thể là thị trường chứng khoán, nhưng việc sử dụng phương pháp VSA cũng đem lại một số lợi ứng dụng hữu ích như:

  • Phát hiện xu hướng giá: VSA giúp nhận diện các giai đoạn thị trường tích lũy, phân phối tăng giá hoặc giảm giá. Dựa vào sự chênh lệch giữa giá và khối lượng, các nhà giao dịch có thể xác định xu hướng bền vững hoặc các dấu hiệu đảo chiều.
  • Giúp phát hiện hoạt động của các “ông lớn”: VSA giúp phát hiện được các động thái của những “ông lớn” trên thị trường như ngân hàng lớn, quỹ đầu tư. Với các phiên giao dịch với khối lượng bất thường và biến động giá lớn thường có tín hiệu cho hoạt động của các nhà đầu tư lớn.
  • Xác định điểm vào thời điểm thoát lệnh: Dựa vào mối quan hệ giữa giá và độ rộng của nến, phương pháp VSA đem lại tín hiệu để mở vị thế ở những thời điểm phù hợp, tránh được các vùng thị trường nhiễu. Với các dấu hiệu thiếu nguồn Cung – Cầu có thể là cơ sở thoát lệnh hoặc điều chỉnh chiến lược.
  • Xác định tín hiệu giao dịch: Kết hợp với các công cụ phân tích khác như chỉ báo ADX, chỉ báo MA thì VSA đóng vai trò xác nhận tín hiệu và giúp tăng độ chính xác, đem lại sự tự tin khi giao dịch.
  • Phân tích tâm lý thị trường: Phương pháp VSA đem lại cho các nhà đầu tư cái nhìn sâu sắc hơn và có phản ứng tại các mức giá quan trọng, từ đó có thể đưa ra được các chiến lược trong tương lai.
Phương pháp VSA được ứng dụng nhiều trong giao dịch chứng khoán

Phương pháp VSA được ứng dụng để phát hiện xu hướng giá, biết được sự hoạt động đối thủ

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến câu hỏi “VSA là gì?” mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng qua bài viết giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp này và áp dụng hiệu quả trong giao dịch. Bạn đang tìm hiểu các thông tin về sàn Forex và các sàn giao dịch tiền điện tử có thể tham khảo thêm các bài viết khác của chúng tôi.

Cùng chuyên mục

Bilaxy là sàn giao dịch tiền điện tử tập trung (CEX), ra đời năm 2018

Đánh Giá Sàn Bilaxy Chi Tiết Nhất? Tính Năng Và Các Lưu Ý

Bitfinex là sàn giao dịch tiền điện tử uy tín, ra đời năm 2014

Đánh Giá Sàn Bitfinex Với Các Tính Năng Đặc Biệt

BitMart là sàn giao dịch tiền điện tử uy tín có nhiều ưu điểm nổi bật

Đánh Giá Sàn BitMart? Ưu Và Nhược Điểm Nổi Bật

Sàn OKX là sàn giao dịch tiền mã hóa

Sàn OKX Là Gì? Hướng Dẫn Sử Dụng Sàn OKX

Sàn Forex FXTM là sàn môi giới và giao dịch ngoại hối uy tín

Tổng quan về sàn Forex FXTM? Đánh giá trong giao dịch Forex

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn