Sell Stop: Lệnh Bán Dừng Trong Giao Dịch
“Sell Stop là gì?” là câu hỏi của không ít nhà đầu tư khi tìm hiểu về các công cụ giúp tối ưu lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro. Hiểu rõ về một trong những lệnh chờ quan trọng trong giao dịch ngoại hối này sẽ giúp bạn nắm bắt cơ hội tốt hơn nhiều lần. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về lệnh Sell Stop trong bài viết sau đây nhé.
Lệnh Sell Stop là gì?
Lệnh Sell Stop, hay còn gọi là lệnh chờ bán, là một trong các loại lệnh Forex phổ biến. Nó cho phép nhà đầu tư đặt lệnh bán ở mức giá thấp hơn giá hiện tại. Loại lệnh này thường được sử dụng khi trader dự đoán rằng giá sẽ giảm xuống một mức nào đó và tiếp tục đi xuống trong tương lai. Khi giá chạm đến mức đã đặt, lệnh sẽ tự động được kích hoạt.
Lệnh Sell Stop thường được ưa chuộng bởi các trader theo xu hướng giảm. Họ tin rằng khi cặp tiền vượt qua mức đã từng đóng vai trò hỗ trợ trong quá khứ, xu hướng giảm sẽ tiếp tục diễn ra.
Mặc dù lệnh Sell Stop có thể mang nhiều rủi ro hơn các loại lệnh chờ khác, nó vẫn rất phổ biến trong giới chơi Forex giao dịch theo phương pháp Breakout. Lệnh này giúp họ nắm bắt kịp thời các cơ hội tiềm năng khi thị trường có dấu hiệu đảo chiều.
Sell Stop đặc biệt hữu ích khi trader tin rằng giá sẽ giảm mạnh nếu phá vỡ ngưỡng hỗ trợ, nhưng không thể xác định thời điểm chính xác. Bằng cách sử dụng lệnh này, trader có thể đảm bảo không bỏ lỡ cơ hội vào lệnh và chốt lời, ngay cả khi họ không thể theo dõi thị trường liên tục.
Ưu, nhược điểm của việc dùng lệnh Sell Stop
Bằng cách nắm vững các ưu, nhược điểm của lệnh chờ Sell Stop, nhà đầu tư trên sàn Forex có thể xây dựng chiến lược giao dịch hợp lý và tìm kiếm những cơ hội tiềm năng để thực hiện lệnh một cách hiệu quả hơn.
Ưu điểm của lệnh Sell Stop
Lệnh Sell Stop có những ưu điểm nổi bật sau đây:
- Giảm thiểu rủi ro trong giao dịch Forex: Lệnh Sell Stop chỉ được thực hiện khi giá di chuyển đúng theo dự đoán ban đầu của nhà đầu tư. Điều này giúp họ nắm bắt kịp thời các biến động của thị trường và thực hiện giao dịch theo xu hướng. Từ đó, họ có thể hạn chế đáng kể rủi ro về việc mất mát tài khoản hoặc vào lệnh không mong muốn.
- Tiết kiệm thời gian: Lệnh Sell Stop giúp nhà đầu tư không bỏ lỡ cơ hội vào lệnh khi giá đi đúng hướng, đặc biệt hữu ích cho những trader không có thời gian theo dõi thị trường liên tục.
- Hỗ trợ việc đón đầu xu hướng: Lệnh Sell Stop cho phép nhà đầu tư vào lệnh ngay khi có tín hiệu giảm giá. Đây là công cụ hữu ích cho các trader theo trường phái giao dịch thuận xu hướng hoặc phương pháp đầu tư breakout.
Nhược điểm của lệnh Sell Stop
Bên cạnh các ưu điểm nổi bật, lệnh chờ Sell Stop vẫn có một số hạn chế nhất định mà trader cần nắm rõ để tránh bớt rủi ro:
- Chỉ hiệu quả khi thị trường có biến động mạnh: Lệnh Sell Stop chỉ thực sự mang lại lợi ích khi có những biến động lớn trong thị trường, cho phép trader thu về lợi nhuận cao.
- Dễ dính Stop Hunt: Stop Hunt xảy ra khi giá giảm mạnh đến mức Sell Stop mà bạn đã đặt, sau đó quay đầu tăng trở lại. Khi giá không diễn biến như mong đợi, nhà đầu tư có thể gặp thua lỗ.
Khi nào nên sử dụng lệnh chờ Sell Stop?
Dưới đây là một số tình huống mà trader có thể cân nhắc sử dụng lệnh chờ Sell Stop để đảm bảo tối đa hóa lợi nhuận:
- Khi giá thị trường phá vỡ các vùng quan trọng: Khi có nhận định rằng giá thị trường sẽ phá vỡ các vùng giá quan trọng, hoặc khi giá vượt qua các cạnh dưới của mô hình như cờ đuôi nheo, mẫu hình tam giác hay chữ nhật, điểm breakout sẽ được xác nhận rõ ràng hơn. Lúc này, việc áp lệnh Sell Stop sẽ mang lại nhiều hiệu quả hơn.
- Khi có tin tức quan trọng: Khi có những thông tin quan trọng về thị trường Forex, giá có thể biến động rất mạnh. Vì vậy, trader không nên vào lệnh mua bán ngay lập tức, mà nên sử dụng lệnh chờ Sell Stop để đón đầu xu hướng, đồng thời giảm thiểu rủi ro.
- Khi trader không có nhiều thời gian: Nếu nhà đầu tư không có thời gian để liên tục theo dõi biến động thị trường thì lệnh chờ bán Sell Stop có thể là một giải pháp lý tưởng. Công cụ này cho phép trader thực hiện các công việc khác mà vẫn không bỏ lỡ cơ hội giao dịch tiềm năng.
- Khi nhà đầu tư sợ bỏ lỡ cơ hội: Chứng sợ bỏ lỡ cơ hội (FOMO – Fear Of Missing Out) thường rất hay có ở nhiều trader, đặc biệt là những người giao dịch trên khung thời gian ngắn. Với tính năng được cài đặt sẵn, lệnh Sell Stop giúp giảm bớt áp lực theo dõi hành động giá, từ đó giúp nhà đầu tư không phải lo lắng về việc bỏ lỡ cơ hội.
Cách đặt lệnh Sell Stop đơn giản
Để thiết lập lệnh chờ bán Sell Stop trên nền tảng giao dịch MT4, bạn có thể làm theo các bước sau đây:
- Bước 1: Mở phần mềm MT4, đăng nhập tài khoản giao dịch và chọn cặp tiền muốn giao dịch.
- Bước 2: Trên giao diện chính, nhấn chọn “New Order” trên thanh công cụ để mở hộp thoại đặt lệnh.
- Bước 3: Trong mục “Type”, chọn “pending Order”, sau đó chọn lệnh chờ “Sell Stop”.
- Bước 4: Bạn có thể tùy ý chỉnh các thông số cài đặt để phù hợp với chiến lược riêng của bạn thân. Các mục điều chỉnh chính bao gồm Volume (khối lượng giao dịch mong muốn), Price (Mức giá kích hoạt lệnh Sell Stop), Stop Loss/Stop Profit (Giá cắt lỗ/Giá chốt lời) và Expiration (Thời gian hết hạn của lệnh).
- Bước 5: Kiểm tra lại tất cả các thông tin đã nhập, sau đó nhấn “Place” để hoàn tất quá trình cài đặt lệnh chờ.
Kinh nghiệm sử dụng lệnh Sell Stop hiệu quả
Dưới đây là một số kinh nghiệm, chiến lược giúp tối ưu hóa lợi nhuận hiệu quả trong nhiều tình huống mà người đang học Forex có thể tham khảo:
Breakout thuận theo xu hướng
Trong tình huống này, nhà đầu tư nên chờ đợi giá thị trường phá vỡ các vùng giá hỗ trợ, rồi đặt lệnh Sell Stop các vùng này một khoảng nhất định. Chiến lược này có xác suất thành công cao và an toàn hơn vì nếu giá đảo chiều, lệnh sẽ không được kích hoạt.
Để minh họa, giả sử cặp tiền GBP/USD đang có xu hướng giảm. Giá cặp này đã di chuyển trong khoảng 28 cây nến, trong vùng từ 1,268 đến 1,276. Dự đoán giá có thể phá vỡ đường hỗ trợ và tiếp tục giảm. Nhà đầu tư có thể đặt lệnh Sell Stop một chút bên dưới đường hỗ trợ này để đón đầu xu hướng.
Breakout đảo chiều xu hướng
Trong trường hợp breakout cho thấy giá đang đảo chiều sau một xu hướng tăng, trader cũng có thể áp dụng lệnh Sell Stop. Mặc dù rủi ro sẽ cao hơn, nhưng nếu giao dịch thành công, lợi nhuận có thể rất lớn.
Để sử dụng lệnh Sell Stop hiệu quả, nhà đầu tư có thể thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Xác định rằng xu hướng chính đang là Uptrend và có dấu hiệu yếu dần.
- Bước 2: Chờ đợi đến khi giá phá vỡ được cùng Sideway trên đỉnh hoặc vùng kháng cự phía dưới.
- Bước 3: Kết hợp các công cụ phân tích như mô hình giá, mô hình nến đảo chiều cùng các chỉ báo kỹ thuật để tiến hành đặt lệnh Sell Stop.
Chiến lược “rải đinh”
Không chỉ riêng với lệnh Sell Stop, chiến lược rải đinh còn là một phương án an toàn và có thể áp dụng cho tất cả các loại lệnh chờ trong giao dịch chứng khoán. Theo đó, thay vì đầu tư một khoản tiền lớn với khối lượng cao, trader có thể chia nhỏ số vốn thành nhiều phần và rải lệnh tại các thời điểm khác nhau.
Mặc dù chiến lược này có thể không mang lại lợi nhuận quá cao, nó giúp nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro một cách hiệu quả.
Khi thị trường trong trạng thái Sideway
Khi thị trường nằm trong trạng thái Sideway, nó tạo ra một vùng an toàn cho các giao dịch đầu tư. Nếu phá vỡ vùng sideway và giảm xuống dưới các đường hỗ trợ, nhà đầu tư có thể đặt lệnh Sell Stop dưới đường hỗ trợ một chút.
Lệnh chốt lời (take profit) nên được thiết lập cách mức giá đã đặt khoảng 1R đến 2R. Mặt khác, điểm cắt lỗ (stop loss) nên được đặt trên đường hỗ trợ với khoảng cách tương tự, tức là từ 1R – 2R.
Lưu ý khi đặt lệnh chờ bán Sell Stop
Khi đặt lệnh chờ bán Sell Stop, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Lệnh chờ Sell Stop giúp trader bán tài sản ở mức giá đã được xác định trước mà không cần theo dõi thị trường liên tục.
- Trader có thể hủy hoặc chỉnh sửa lệnh trước khi nó được khớp. Tuy nhiên điều quan trọng là phải kiên nhân, vì không có cách nào đảm bảo khi nào lệnh sẽ được thực hiện. Có thể chỉ mất một phút, nhưng cũng có thể mất vài giờ, vài ngày hoặc thậm chí không bao giờ.
- Nếu quá phụ thuộc vào lệnh chờ, bạn có thể bỏ lỡ cơ hội vào lệnh, vì giá có thể biến động ngay lập tức.
- Trong nhiều trường hợp khi sử dụng lệnh Sell Stop hoặc lệnh Buy Stop, trader có thể rơi vào tính huống mua ở mức giá cao và bán ở mức giá thấp. Đôi khi, sau khi lệnh được khớp, giá không di chuyển theo hướng mà bạn mong đợi và dẫn đến thua lỗ.
Hy vọng qua bài viết trên đây bạn đã nắm được đầy đủ thông tin để biết được Sell Stop là gì, có ý nghĩa ra sao và được sử dụng như thế nào. Mặc dù lệnh này mang lại nhiều lợi ích, nhưng nó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất định cho trader.